Bước vào ngưỡng cửa đại học, chúng ta không chỉ học tập đơn thuần ở trường mà còn tất tần tật những hoạt động ngoại khóa khác nhau. Đã nói đến hoạt động ngoại khóa thì không thể không nhắc đến câu lạc bộ. Tuy nhiên, để apply vào một câu lạc bộ đòi hỏi bản thân các bạn sinh viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo từ trang phục, nội dung và phong thái ứng xử phù hợp.
Với bất kỳ câu lạc bộ nào bạn cũng phải trải qua cửa ải mang tên “ vòng phỏng vấn “. Nghe đến tên thôi là cũng đủ khiến ta lo lắng. Đây là vòng giúp các anh/chị trong câu lạc bộ xác định những ứng viên ưu tú, có mục tiêu, năng lực phù hợp để trở thành mảnh ghép cho câu lạc bộ. Nhưng đừng lo lắng, hôm nay mình sẽ mách cho các bạn 5 tips nhỏ để chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn.
1. Trang phục
Ấn tượng đầu tiên là hết sức quan trọng đối với người tuyển dụng. Trong kinh nghiệm đã từng tham gia phỏng vấn hai câu lạc bộ mình nhận thấy rằng người tuyển dụng luôn đánh giá cao những bạn anh mặc chỉnh chu, đầu tóc gọn gàng. Chính vì vậy trước buổi phỏng vấn ( nếu là online ) hãy dành ra cho mình từ 10 - 15p ổn định trang phục, ngoại hình.
Cụ thể hơn, các bạn nên ăn mặc lịch sự, tao nhã. Thông thường nếu bạn phỏng vấn online thì chỉ cần chú tâm đến áo. Sơ mi sẽ là lựa chọn phổ biến, mang tính lịch sự cao cho cả nam lẫn nữ. Nếu bạn tham gia phỏng vấn offline, bạn có thể cân nhắc áo sơ mi đi kèm quần Jean, quần thun dài hoặc đồng phục Khoa.
2. Giới thiệu về bản thân
Đây là câu hỏi đầu tiên mà bạn luôn gặp phải ở bất kỳ câu lạc bộ nào. Với câu hỏi này, mình sẽ list ra những phần mà bạn cần chuẩn bị như: Tên, ngành, lớp, ứng tuyển vào ban nào, bạn hãy nói thêm sở thích cũng như ưu điểm của mình ( càng liên quan đến vị trí ứng tuyển càng tốt. Ví dụ bạn thích viết lách, bạn có sở trường thiết kế ảnh nên bạn ứng tuyển vào ban truyền thông… Ở câu hỏi này bạn không nên nói dài quá, nên dừng ở mức từ 7 tới 8 câu. Bạn càng thể hiện mong muốn vào câu lạc bộ, cơ hội của bạn sẽ càng cao.
Ngoài ra bản có thể áp dụng phương thức trả lời như hình dưới đây. Dành cho những bạn có kinh nghiệm về vị trí ứng tuyển và những bạn chưa có kinh nghiệm với vị trí bạn muốn ( bạn có thể đổi phần kinh nghiệm đi làm thành kinh nghiệm thời học phổ thông ).
3. Nêu lý do chọn câu lạc bộ phù hợp với tiêu chí xét tuyển
Đây là câu hỏi rất quan trọng, người tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để xem xét bạn có thể gắn bó với câu lạc bộ được hay không và mình nghĩ đây là câu hỏi mà phần lớn các bạn sẽ cảm thấy khó khăn nhất. Trước khi bước vào phỏng vấn, các ban của câu lạc bộ luôn đặt ra tiêu chí chọn thành viên, chính vì vậy bạn hãy dựa vào các tiêu chí này và đưa ra lý do phù hợp. Ví dụ bạn muốn ứng tuyển vào ban nhân sự, bạn có chọn lý do rằng bạn đang có định hướng theo ngành quản trị nhân sự và bạn muốn học hỏi kinh nghiệm nhân sự từ những anh chị trong câu lạc bộ.
4. Tìm hiểu thật kỹ thông tin về câu lạc bộ
Đây là bước chuẩn bị thông tin quan trọng bạn cần chuẩn bị ít nhất từ 3 - 4 ngày. Bước này còn giúp các bạn xác định câu lạc bộ đấy có phù hợp hay không. Đầu tiên các bạn cần biết các ban của câu lạc bộ, tiêu chí xét tuyển, các thành viên chủ chốt, những hoạt động của câu lạc bộ và lợi ích khi tham gia.
Đây cũng là tiền để bạn trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn về câu lạc bộ. Người tuyển dụng cũng thường hay hỏi bạn có biết gì về câu lạc bộ này không. Vì thế trước những buổi phỏng vấn hãy lên fanpage hay các group để tìm hiểu thật kỹ. Đó sẽ là điểm cộng rất lớn cho thấy bạn thực sự nghiêm túc tìm hiểu.
5. Sẵn sàng ứng xử với những câu hỏi
Ngoài những câu hỏi cơ bản như giới thiệu bản thân, lý do chọn câu lạc bộ… Bạn sẽ còn nhận được những câu hỏi mang tính tình huống. Những câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá tư duy nhạy bén và tư duy sáng tạo của bạn. Trong trường hợp bạn cảm thấy hoang mang về câu hỏi hãy hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể dự trù trước những câu hỏi và ghi ra giấy trước buổi phỏng vấn.
Tùy từng vị trí mà bạn sẽ được hỏi những kiến thức chuyên môn liên quan. Bạn cũng đừng quá lo lắng phần lớn sẽ là những câu hỏi đơn giản, mang tính tư duy. Ví dụ bạn ứng tuyển vào ban nhân sự, người tuyển dụng có thể hỏi bạn “ Em hiểu gì về quản trị nhân sự “ hay “ Theo em, một người quản trị nhân sự cần phải làm những việc gì “ ?