MILITARY UNIVERSITY OF CULTURE AND ARTS
- Socrate và nghệ thuật đối thoại
- TOP 48 mẫu kết bài Vợ chồng A Phủ (2023) SIÊU HAY
- Nghệ thuật nắm bắt thời cơ của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 – Tạp chí Cộng sản
- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)…
- Giá trị nội dung và nghệ thuật Hạnh phúc của một tang gia
1. SỨ MẠNG
Bạn đang xem: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và nguồn nhân lực văn hóa,văn học, nghệ thuật, báo chí, văn thư lưu trữ cho quân đội, đất nước và quốc tế; nghiên cứu khoa học; biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận tư tưởng văn hóa.
2. TẦM NHÌN
Phấn đấu trở thành Nhà trường tiên tiến, hiện đại, hàng đầu của Quân đội và Quốc gia về đào tạo văn hóa nghệ thuật, tiệm cận trình độ quốc tế.
3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chiến sĩ – Nghệ sĩ
Truyền thống – Hiện đại
Cống hiến – Tiên phong
4. TRIẾT LÍ GIÁO DỤC
Đào tạo cái quân đội và xã hội cần, khai phóng tài năng, kỷ cương, chất lượng.
5. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
5.1. Chức năng:
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật trong Quân đội. Nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục văn hoá – tư tưởng trong Quân đội. Là một đơn vị biểu diễn nghệ thuật phục vụ cho Quân đội và xã hội.5.2. Nhiệm vụ:
Thực hiện các nhiệm vụ của một trường đại học theo quy định của Nhà nước. Đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp trong lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật cho các đoàn nghệ thuật, nhà văn hoá, cơ quan nghiên cứu và các đơn vị sự nghiệp văn hoá – nghệ thuật của Quân đội và cho các cơ sở đào tạo nghệ thuật khác. (Gồm các chuyên ngành: Văn hoá cơ sở, Thư viện, Bảo tàng, Viết văn, Biên đạo Múa, Huấn luyện múa, Nhạc cụ, Thanh nhạc, Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc, Lý luận phê bình âm nhạc, Sân khấu…) Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn hoá – nghệ thuật cho cán bộ chuyên trách, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Tham gia đào tạo cán bộ, nhân viên văn hoá – nghệ thuật và cán bộ chuyên trách các đoàn nghệ thuật cho các nước bạn. Kết hợp đào tạo với việc tham gia các hoạt động văn hoá – nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân. Nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật phục vụ cho công tác đào tạo và ứng dụng trong thực tiễn. Hợp tác quốc tế đại học và sau đại học trong lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật. Đào tạo cán bộ, diễn viên văn hóa – nghệ thuật cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và nguồn lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
6. TÊN GỌI QUA CÁC THỜI KỲ
Trường Nghệ thuật Quân đội (1955 – 1995). Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Quân đội (1995 – 2005). Trường Đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội (2006 đến nay).
7. TIỀM LỰC
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp đào tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhiều kinh nghiệm trong thực hành và biểu diễn. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên cộng tác là các Giáo sư đầu ngành và nhiều kinh nghiệm và năng động. Cơ sở đào tạo của Nhà trường tương đối khang trang với hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy hiện đại và đồng bộ để phục vụ các chuyên ngành đào tạo. Hệ thống giáo trình, tài liệu, băng đĩa hình, tiếng và các loại nhạc cụ hiện đại phục vụ giảng dạy đã được đầu tư khá tốt…
8. ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
8.1. Đào tạo
8.1.1 Đào tạo bậc Thạc sĩ : Quản lý Văn hóa
8.1.2. Đào tạo bậc Đại học
8.1.2.1. Nghệ thuật chuyên nghiệp :
o Sáng tác âm nhạc;
o Chỉ huy âm nhạc; Chỉ huy dàn nhạc Quân nhạc
o Thanh nhạc
o Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây; Nhạc công Quân nhạc
o Biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
o Biên đạo múa;
o Huấn luyện múa.
8.1.2.2. Đạo diễn sân khấu ;
8.1.2.3. Diễn viên kịch – Điện ảnh;
8.1.2.4. Diễn viên sân khấu Kịch hát;
8.1.2.5. Quay phim;
8.1.2.6. Đạo diễn điện ảnh Truyền hình;
8.1.2.7. Biên kịch điện ảnh – Truyền hình;
8.1.2.8. Sư phạm âm nhạc;
8.1.2.9. Sư phạm mỹ thuật;
8.1.2.10. Thông tin Thư viện
8.1.2.11. Bảo tàng học;
8.1.2.12. Quản lý văn hóa;
8.1.1.13. Sáng tác văn học
8.1.1.14. Báo chí
8.1.3. Đào tạo bậc Cao đẳng
8.1.3.1. Sáng tác âm nhạc;
8.1.3.2. Chỉ huy âm nhạc;
8.1.3.3.Thanh nhạc;
8.1.3.4. Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây ;
8.1.3.5 .Biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
8.1.3.6. Biên đạo múa;
8.1.3.7. Huấn luyện múa;
8.1.3.8. Diễn viên múa.
8.1.3.9. Khoa học thư viện;
8.1.3.10. Bảo tàng học;
8.1.3.11. Quản lý văn hóa;
8.1.3.12. Hội họa;
8.1.3.13. Văn thư lưu trữ
Xem thêm : MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG TRONG THỰC TIỄN
8.1.3.14. Diễn viên Kịch – Điện ảnh
8.1.3.15. Công nghệ Điện ảnh Truyền hình
8.1.3.16. Thiết kế âm thanh – ánh sáng.
8.1.4. Đào tạo bậc Trung cấp
8.1.4.1. Thanh nhạc;
8.1.4.2. Diễn viên múa;
8.1.4.3. Biểu diễn nhạc cụ phương tây;
8.1.4.4. Biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
8.1.4.5. Công nghệ Điện ảnh Truyền hình
8.1.4.6. Văn hóa Văn nghệ Quần chúng
8.1.4.7 Văn thư lưu trữ
8.1.4.8. Nghệ thuật Biểu diễn Cải lương
8.1.4.9. Đờn ca Tài tử Nam bộ
8.1.4.10. Thiết kế âm thanh, ánh sáng;
8.1.4.11. Nhạc công quân nhạc.
Hình thức đào tạo linh hoạt, phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của quân đội và đất nước, bao gồm các hệ: đào tạo tập trung, đào tạo tại chức tại các đơn vị, liên kết đào tạo với các trường nghệ thuật trong cả nước, tổ chức tập huấn các chuyên nghành cho các đơn vị trong và ngoài Quân đội. Nội dung, cách thức đào tạo: đảm bảo những kiến thức cơ bản về các bộ môn KHXH & NV. Đối với đào tạo ngành nghề đặc biệt chú trọng thực hành, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của học viên. Nhà trường đặc biệt coi trọng sự kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp với đào tạo nghề nhằm đào tạo nhân tài bậc cao, đào tạo học viên trở thành chiến sĩ – nghệ sĩ xuất sắc.
8.2. Nghiên cứu khoa học
Biên soạn và hoàn thiện nhiều giáo trình môn học: Nghệ thuật múa và những đặc trưng cơ bản; Công tác tuyên truyền cổ động; Hòa tấu dàn nhạc; Sáng tác nhạc trên vi tính; Hướng dẫn dạy và học thanh nhạc, Hòa âm trên đàn, Lịch sử âm nhạc thế giới, Công tác thư viện trong Quân đội, Công tác nhà văn hóa – Câu lạc bộ… Triển khai, nghiên cứu đề tài cấp Bộ Quốc phòng, cấp ngành, cấp cơ sở được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc; coi đây là một trong những hoạt động chính của giảng viên, học viên nhằm phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo. Trong đó tập trung vào những vấn đề có tính thiết thực đối với công tác đào tạo như: nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học vào giảng dạy; các đề tài về khoa học giáo dục và quản lý giáo dục… Bên cạnh đó Nhà trường thường xuyên phát động phong trào đúc rút, cải tiến và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy trong giáo dục và đào tạo do đó không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo.
9. CƠ CẤU TỔ CHỨC
9.1. Ban giám hiệu
9.2. Khối cơ quan
Phòng Chính trị Phòng Đào tạo Phòng Khoa học Quân sự Phòng Tham mưu-Hành chính Phòng Hậu cần-Kỹ thuật Ban Tài chính Ban Khảo thí & đảm bảo chất lượng Giáo dục Đào tạo
9.3. Khối đơn vị trực thuộc:
Nhà hát Nghệ thuật Thực hành
Cơ sở 2 (Tp. Hồ Chí Minh)
Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam
Hệ Quản lý học viên
9.4. Khối giảng dạy
Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn Khoa Văn hoá cơ bản Khoa Quân sự Thể chất Khoa Kiến thức nghệ thuật cơ bản Khoa Âm nhạc Khoa Nghệ thuật dân tộc & Miền núi Khoa Thanh nhạc Khoa Múa Khoa Quản lý văn hoá Khoa Quân nhạc Khoa Sân khấu Điện ảnh & Viết văn Khoa Văn thư lưu trữ & Báo chí
10. DANH HIỆU VÀ THÀNH TÍCH:
10.1 Đảng, Nhà nước tặng thưởng
– Huân chương Độc lập hạng Ba (9/2005)
– Huân chương Quân công hạng Nhì (02/1984)
– Huân chương Quân công hạng Nhì (9/1993)
– Huân chương Lao động hạng Nhất (8/2001)
– Huân chương Lao động hạng Nhì (9/1993)
– Huân chương Lao động hạng Ba (12/2004)
– Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Nhất (9/2015)
– Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Ba (8/2020)
– Huân chương Chiến công hạng Nhất (9/1995)
– Huân chương Ít-xa-la hạng ba của Nhà nước CHDCND Lào (3/1999)
– Huân chương Anh dũng hạng hai của Nhà nước CHDCND Lào (3/2018)
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho kịch múa “Ngọn lửa Nghệ – Tĩnh” (9/2005)
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2011, 2013, 2015)
10.2 Bộ Quốc phòng tặng thưởng
– Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng (2012)
– Đơn vị “Vững mạnh toàn diện”: 2012, 2013
– Bằng khen của Bộ Quốc phòng: 09 lượt
10.3 Khen thưởng của các Ban, Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành
– “Cờ đơn vị xuất sắc trong đào tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995)
– “Cờ đơn vị dẫn đầu trong đào tạo văn hóa nghệ thuật” của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (1999)
– Bằng khen của Ban Dân vận Trung ương (11/2010)
– Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương (4/2020)
– Bằng khen của Đảng bộ khối các Cơ quan Trung ương (5/2022)
– Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1994, 1995, 1996, 1998, 2000, 2001, 2003, 2004, 2010, 2012)
– Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994, 1995, 1996, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2015, 2023)
– Bằng khen của Bộ Công an (8/2020)
– Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1994, 1997, 2000, 2004, 2010, 2011, 2018, 2020)
– Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1995)
– Bằng khen của Hội LHPN Việt Nam (4/2017)
– Bằng khen của BCHTW Hội Sinh viên Việt Nam (10/2002)
10.4 Tổng cục Chính trị tặng thưởng
– Cờ thi đua Tổng cục Chính trị giai đoạn 1994-1999 (1999)
– Cờ thi đua Tổng cục Chính trị (2003, 2004, 2014, 2021)
– Đơn vị Quyết thắng (12/2018)
– Bằng khen: 27 lượt
10.5 Bộ Tổng Tham mưu tặng thưởng
– Bằng khen: 04 lượt
10.6 Giải thưởng tập thể Nhà trường trong tham gia các Liên hoan, Hội thi, Hội diễn nghệ thuật
– Huy chương Vàng: 12 lượt
– Huy chương Bạc: 07 lượt
* Các đồng chí cán bộ, giảng viên của Trường là NGND, NGƯT, NSND, NSƯT:
+ Nhà giáo Ưu tú: 17 đồng chí
1- Đồng chí Lê Vân
2- Đồng chí Phan Thị Thanh
3- Đại tá Hoàng Thị Trúc
4- Đại tá Đào Thế Vỹ
5- Đại tá Tạ Đôn
6- Thượng tá CN Đặng Hồng Lý
7- Đại tá Trịnh Út Nghiêm
8- Đại tá Lưu Ba
9- Đại tá Tạ Duy Hiện
10- Đại tá Nguyễn Chính Nghĩa
11- Đại tá Tạ Kim Thịnh
12- Đại tá Nguyễn Ngọc Minh
13- Đại tá Phạm Quỳnh Hoa
14- Đại tá Lê Kim Nhung
15- Thiếu tướng Nguyễn Đức Trịnh
16- Đại tá Nguyễn Xuân Thủy
17- Đại tá Tống Xuân Trường
+ Nghệ sĩ Nhân dân: 10 đồng chí
1- Đại tá Ứng Duy Thịnh
2- Đại tá Trần Xuân Thanh
3- Đại tá Nguyễn Thị Thu Hà
4- Đại tá Rơ Chăm Phiang
5- Đại tá Nguyễn Xuân Bắc
6- Đại tá Trần Hoài Thanh
7- Đại tá Vũ Thanh Xuân
8- Thượng tá Trần Mạnh Cường
9- Đại tá Lương Hùng Việt
10- Đại tá Lữ Thị Kiều Lê
+ Nghệ sĩ Ưu tú: 16 đồng chí
1- Đại tá Dương Minh Đức
2- Đại tá Ma Bích Việt
3- Đại tá Vũ Kim Phúc
4- Đại tá Hà Thủy (Hà Thị Hợi)
5- Đại tá Nguyễn Thị Lan Hương
6- Đại tá Nguyễn Thị Hiền Trang
7- Thượng tá Nguyễn Thị Tuyết Mai
8- Thượng tá Nguyễn Thị Hương Giang
9- Thượng tá Nguyễn Thị Hồng Hạnh
10- Thượng tá Phạm Thanh Tùng
11- Thượng tá CN Nguyễn Thị Nội
12- Trung tá Lê Thị Vân Mai
13- Trung tá Nguyễn Thị Thanh Hằng
14- Thiếu tá Nguyễn Thị Thủy
15- Thiếu tá Hà Trọng Nghĩa
16- Thiếu tá Lê Thu Giang
Nguồn: https://giaitri.edu.vn
Danh mục: Blog