Tại sao mắt bị cộm? Hướng dẫn cách điều trị hiệu quả

Mắt bị cộm được dùng để miêu tả cảm giác có vật gì đó trong mắt, gây khó chịu và ngứa mắt. Triệu chứng này sẽ tự biến mắt, nhưng khi tình trạng cộm mắt kéo dài, đó có thể là dấu hiệu bạn đang gặp các vấn đề liên quan tới bệnh lý về mắt. Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi mắc bị cộm.

Biểu hiện khi mắt bị cộm

Cộm mắt là tình trạng mắt bị ngứa hoặc cay mắt.

Mắt có cảm giác như có cát, bụi bẩn hay dị vật nằm trong mắt.

Cộm mắt là tình trạng mắt bị ngứa hoặc cay mắt

Trong trường hợp nặng hơn, cộm mắt có thể kèm theo các triệu chứng như:

Khi bị cộm, nhiều người có thói quen dụi mắt, điều này có thể gây tổn thương giác mạc và gây đau đớn hơn.

Nguyên nhân gây cộm mắt

Mắt bị cộm có nhiều nguyên nhân gây nên như:

Một số trường hợp nhẹ, cộm mắt sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn.

Nhưng với các trường hợp cộm mắt bị kéo dài, bạn nên đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được điều trị kịp thời.

Khi nào nên gặp bác bác sĩ?

Trên thực tế, tình trạng cộm mắt không gây nguy hại tới sức khoẻ, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống sinh hoạt, làm việc.

Bạn nên liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất khi:

Bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng của bạn, những gì bạn đã làm để tự chữa trị và tình trạng này đã kéo dài trong bao lâu.

Với những thông tin này, bác sĩ có thể xác định và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Mắt bị cộm là dấu hiệu của bệnh gì?

Mắt bị cộm thường không phải là một bệnh riêng biệt, mà là một triệu chứng cho thấy mắt đang gặp vấn đề.

Đây có thể là dấu hiệu mắt bị khô, dị ứng, nhiễm trùng hay các bệnh lý liên quan tới mắt.

Khô mắt

Khô mắt là tình trạng phổ biến khi mắt không đủ độ ẩm.

Do màng nước mắt không trải đều giác mạc khi bạn chớp mắt, có thể dẫn đến mắt bị khô.

Tình trạng này có thể khiến bạn có cảm giác cộm mắt.

Khi màng nước mắt không trải đều giác mạc khi bạn chớp mắt, có thể dẫn đến mắt bị khô.

Nguyên nhân gây khô mắt có thể bào gồm:

Biểu hiện của khô mắt bao gồm:

Chắp mắt

Chắp là một cục u nhỏ xuất hiện trên mí mắt khi tuyến dầu bị tắc, gây đau và đỏ mắt.

Khi chắp mắt phát triển dọc theo bờ mi, bạn có thể cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt trong mắt mỗi khi chớp mắt.

Hãy liên hệ tới cơ sở y tế gần nhất khi mắt bạn có dấu hiệu bị chắp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để giảm viêm và sưng.

Vết chắp sẽ mờ dần nhưng có thể mất vài tuần để nốt sưng co lại.

Viêm bờ mi khiến mắt bị cộm

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm, thường xảy ra ở cả hai mắt.

Viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm, thường xảy ra ở cả hai mắt

Nguyên nhân là do tuyến dầu bị tắc, gây cảm giác:

Khi bị viêm bờ mi bạn nên:

Sạn vôi

Sạn vôi là tình trạng lắng đọng canxi ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu.

Có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở một bên hoặc hai bên mi mắt.

Theo các y bác sĩ thì chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó có liên quan đến cơ địa của mỗi người.

Sạn vôi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Chúng thường khiến bệnh nhân có cảm giác cộm, nhói và nhức mỗi khi chớp mắt.

Những người được bác sĩ chẩn đoán là bị sạn vôi thì nên đi khám định kỳ để lấy sạn.

Không tự ý điều trị tại nhà dễ gây nhiễm trùng ảnh hướng đến mắt.

Mộng thịt

Mộng thịt là sự phát triển quá mức của kết mạc, nguyên nhân chính đến từ việc tiếp xúc lâu dài với tia UV.

Mộng thịt khiến bạn có cảm giác cộm mắt và thường có các triệu chứng khác đi kèm như:

Mộng thịt là sự phát triển quá mức của kết mạc

Điều trị mộng thịt bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để giảm viêm và kích thích.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ mộng thịt.

3 cách điều trị và phòng tránh cộm mắt

Khi mắt bị cộm, cần xác định nguyên nhân, từ đó mới có giải pháp phù hợp để điều trị.

3 cách điều trị và phòng tránh khi bị cộm mắt là:

1. Vệ sinh mắt

Nếu mắt bị cộm do bụi hoặc dị vật rơi vào mắt, bạn chỉ cần rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, hoặc chớp mắt vài lần để chúng được trôi ra ngoài một cách tự nhiên.

Tránh dùng tay để dụi hoặc gãi mắt, vì có thể gây rách giác mạc hoặc nhiễm trùng mắt.

Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thể lấy bụi ra khỏi mắt tại nhà đơn giản và hiệu quả

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy bụi ra khỏi mắt nhanh nhất và đơn giản nhất.

Nếu dị vật lớn, ảnh hưởng đến thị lực và gây đau, nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để lấy dị vật ra ngoài.

Nếu mắt bị cộm do bụi hoặc dị vật rơi vào mắt, bạn chỉ cần rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý

2. Xây dựng thói quen và lối sống khoa học

3. Thăm khám tại các cơ sở y khoa khi mắt bị cộm

Cần liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời

Bạn nên chú ý khi tình trạng cộm mắt diễn ra lâu ngày hoặc đã sử dụng thuốc nhưng không khỏi.

Trường hợp này có thể đang mắc các vấn đề liên qua tới bệnh lý, chúng có thể gây nguy hiểm hoặc thậm chí mù lòa.

Cần liên hệ với các bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Cộm mắt là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Qua bài viết trên, Hikari hy vọng đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về nguyên nhân và cách điều trị khi mắt bị cộm.

Nguồn tham khảo bài viết:

Xem thêm bài viết khác:

Link nội dung: https://giaitri.edu.vn/lam-sao-de-mat-het-bi-com-a70063.html