Lương thử việc tiếng anh là gì? (cập nhật 2024)

Đối với một người lao động thì mức lương luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Thông thường, khi nộp hồ sơ ứng tuyển một vị trí nào đó, bạn sẽ có 02 tháng thử việc và được chi trả mức lương thử việc theo quy định của pháp luật. Vậy Lương thử việc tiếng anh là gì? Các quy định về lương thử việc ra sao? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Lương thử việc tiếng anh là gì? (cập nhật 2022).

Muc Luong Di Xuat Khau Lao Dong Dai Loan

Lương thử việc tiếng anh là gì? (cập nhật 2022)

1. Lương thử việc tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh thử việc có nghĩa là probationary.

Lương thử việc tiếng Anh là Probationary salary.

2. Lương thử việc bằng bao nhiêu lương chính thức

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì:

Mức lương tối thiểu vùng quy định ở Điều 3 của Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương cần trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:a) Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm các công việc đơn giản nhất.b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định ở Khoản 2 của Điều này.

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng 2019 được quy định:

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng I thì mức lương 4.180.000 đ/tháng.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng II thì mức lương 3.710.000 đ/tháng.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng III thì mức lương 3.250.000 đ/tháng.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động thuộc vùng IV thì mức lương 2.920.000 đ/tháng.

Căn cứ vào Điều 28 Bộ luật lao động - Luật số 10/2012/QH13 quy định như sau:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc phải do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.

3. Người lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc không?

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc kết thúc thời gian thử việc như sau:

(1) Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

(2) Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, trong thời gian thử việc bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

4. Nếu NSDLĐ trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu quy định thì có bị xử phạt không?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc cụ thể như sau:

"Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;

b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này."

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm những trường hợp được xem là tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong trường hợp này tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu NSDLĐ trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 2- 5 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân), trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 4 - 10 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, NSDLĐ còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi vi phạm.

5. Một số lưu ý đối với lương thử việc

1 - Lương thử việc bằng 80% tiền lương đối với việc làm thử là trái luật

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Lương thử việc tiếng anh là gì? (cập nhật 2022). Qua viết này, các thắc mắc về Lương thử việc tiếng anh là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Link nội dung: https://giaitri.edu.vn/luong-thu-viec-tieng-anh-la-gi-a75940.html