Người bệnh sốt xuất huyết kiêng gì để tránh bệnh trở nặng và mau hồi phục hơn? Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bệnh cần được chăm sóc theo tư vấn của bác sĩ. Vậy những điều cần kiêng khi bị sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết được gây ra bởi một trong bốn loại virus dengue khác nhau [1]. Khi bạn bị một con muỗi mang virus sốt xuất huyết đốt, virus có thể xâm nhập vào máu và bắt đầu tự nhân bản. Sự hiện diện của virus và phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt, suy nhược và các triệu chứng cụ thể khác.
Virus có thể làm tổn thương các yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến khả năng cầm máu và tạo cấu trúc cho mạch máu, kết hợp với một số hóa chất do hệ thống miễn dịch sản xuất và dẫn đến tình trạng máu rò rỉ ra khỏi mạch máu gây xuất huyết. Nguy hiểm nhất là xuất huyết nội tạng, có thể tạo ra các triệu chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Vậy, người bị sốt xuất huyết kiêng gì để góp phần hạn chế biến chứng, mau hồi phục sức khỏe?
>> Tham khảo thêm: Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?
Khi bị sốt xuất huyết có kiêng gì không? Người bệnh cần tuân thủ cách điều trị, chăm sóc, nghỉ ngơi,… theo tư vấn của bác sĩ. Việc kiêng cữ một số vấn đề về ăn uống hay sinh hoạt là việc làm cần thiết để giúp quá trình điều trị và hồi phục diễn ra thuận lợi. Vậy bên cạnh việc điều trị theo bác sĩ, người bệnh sốt xuất huyết kiêng những gì hay hạn chế những gì?
>> Xem thêm: Sốt xuất huyết nên ăn gì?
Sốt xuất huyết có thể gây đau họng do đường hô hấp bị viêm. Do đó, người bệnh không nên sử dụng đồ uống chứa cồn hay các chất kích thích. Sử dụng caffeine, ethanol và một số chất kích thích khác có thể làm tăng thân nhiệt và gây mất nước. Điều này góp phần làm tình trạng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn. Những loại đồ uống này có thể kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu và ho nhiều,…
Sốt xuất huyết kiêng gì? Người bị viêm họng do sốt xuất huyết nên tránh sử dụng các chất kích thích, bao gồm:
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu và suy yếu hệ mạch, việc cạo gió có thể dẫn đến kích thích xuất huyết dưới da và làm bệnh trở nên nặng hơn. Tương tự, phương pháp xông hơi cũng không được khuyến cáo cho người bệnh sốt xuất huyết vì có thể làm giãn mạch máu, từ đó tăng nguy cơ chảy máu mũi và các vấn đề khác liên quan đến xuất huyết.
Sốt xuất huyết cần kiêng gì? Để đảm bảo an toàn khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà. Trong giai đoạn hồi phục, sốt xuất huyết có thể gây loãng máu, làm tăng nguy cơ tràn dịch đa màng như tràn dịch màng phổi hoặc tràn dịch ổ bụng,… nếu truyền dịch quá mức. Do đó, bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc truyền dịch cũng cần phải được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và nhân viên y tế.
Người bị sốt xuất huyết cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Ngay cả đối với thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường như paracetamol cũng cần được hướng dẫn sử dụng cụ thể [2]. Thay vì tự ý dùng thuốc, có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ chẳng hạn như cho bệnh nhân mặc quần áo mỏng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, chườm khăn ấm lên trán và lau mồ hôi,…
Bị sốt xuất huyết kiêng gì? Bệnh nhân sốt xuất huyết không được phép sử dụng aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid. Aspirin là thuốc ngăn chặn sự kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên sẽ khiến việc chảy máu do sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn, đặc biệt là trong các trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa. Các thuốc kháng viêm không steroid tuy không tác động mạnh mẽ như aspirin, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng chảy máu do sốt xuất huyết.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng không cần dùng thuốc kháng sinh trừ khi có sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ trong trường hợp nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện không chỉ gây lãng phí mà còn tăng nguy cơ làm hại cho gan và thận.
Sốt xuất huyết kiêng gì? Người bệnh sốt xuất huyết không nên tắm bằng nước lạnh để tránh gây co rút các mạch máu trên da, giãn các mạch máu bên trong, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Mặc dù bệnh nhân có thể tắm, nhưng cần phải thực hiện nhanh chóng, tránh kỳ cọ hoặc ngâm mình quá lâu trong nước.
Bệnh sốt xuất huyết kiêng gì trong giai đoạn từ ngày 3 đến ngày 7? Người bệnh nên tránh tắm gội để không làm giãn thành mạch khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Vệ sinh cơ thể cho người bệnh nên dùng khăn ấm lau người để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh lý cần tránh tiếp xúc với gió và hạn chế nằm gần quạt, vì những điều này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sốt cao kèm theo rét run, các mạch máu trong cơ thể giãn nở. Nếu để bệnh nhân tiếp xúc lâu dài với gió lạnh, có thể làm các mạch máu ngoại vi co lại đột ngột, dẫn đến xuất huyết nặng, tăng nguy cơ tử vong.
Sốt xuất huyết kiêng gì? Bệnh nhân sốt xuất huyết nên tránh tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh và cần sử dụng quạt một cách thận trọng. Nếu dùng quạt điện, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên và điều chỉnh mức gió để đảm bảo sự thoải mái mà không làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe người bệnh.
Đặc tính của muỗi rất thích đốt người mắc sốt xuất huyết [3]. Sau khi virus sốt xuất huyết xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ khiến cơ thể sản sinh một loại mùi hương làm thu hút muỗi. Mùi hương này là do hợp chất acetophenone được tạo ra bởi một loại vi khuẩn phát triển trên da. Thông thường, da tiết ra một loại protein giúp hạn chế acetophenone. Tuy nhiên, khi cơ thể đã nhiễm virus sốt xuất huyết thì quá trình sản xuất protein này bị cản trở, khiến vi khuẩn phát triển nhanh và tạo ra nhiều acetophenone thu hút muỗi hơn.
Muỗi đốt bệnh nhân sốt xuất huyết có thể truyền virus cho người khác thông qua vết đốt, khiến bệnh lây lan nhanh chóng và hình thành các ổ dịch lớn khó kiểm soát. Sốt xuất huyết phải kiêng những gì? Việc tránh để muỗi tiếp xúc với da là rất quan trọng. Điều này giúp tránh làm tăng nặng tình trạng bệnh và giảm nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh.
Trong giai đoạn hồi phục của sốt xuất huyết, người bệnh nên thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc khởi động nhẹ,… Thời điểm này, nồng độ hemoglobin - một protein trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô có thể giảm xuống, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở. Do đó, việc vận động nên được giữ ở mức nhẹ nhàng, tránh các hoạt động quá sức.
Khi mắc sốt xuất huyết, cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để chống lại mầm bệnh. Nếu thực hiện các bài tập nặng trong khoảng thời gian này, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục. Sốt xuất huyết có thể gây mất nước, đau đầu và đau cơ nên nếu hoạt động thể chất mạnh có thể khiến cơ thể càng mất nước, mệt mỏi và suy nhược.
Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, bên cạnh việc ngăn ngừa muỗi thì tiêm ngừa vắc xin cũng là cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả. vắc xin sốt xuất huyết từ Nhật Bản đã được được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sau khi được áp dụng tại hơn 40 quốc gia trong nhiều năm. VNVC triển khai tiêm đầu tiên tại gần 200 trung tâm trên toàn quốc. Các gia đình có thể đưa trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến VNVC để tiêm vắc xin này nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Để được tư vấn về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết, bệnh nhân sốt xuất huyết kiêng gì, bạn có thể liên hệ chuyên khoa Nội tổng quát, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Tâm Anh Quận 8 qua hotline hoặc đặt lịch trực tiếp tại website/fanpage của bệnh viện.
Sốt xuất huyết kiêng gì để mau hồi phục là mối quan tâm lớn của nhiều gia đình trong quá trình chăm sóc người bệnh. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, bệnh nhân nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bên cạnh điều trị theo bác sĩ, người bệnh và gia đình cần tìm hiểu kỹ sốt xuất huyết nên kiêng gì, tránh gì để góp phần kiểm soát bệnh giúp cơ thể mau hồi phục hơn.
Link nội dung: https://giaitri.edu.vn/sot-xuat-huyet-co-goi-dau-duoc-khong-a78304.html