Ai ai cũng từng nghe qua về ngành quản trị kinh doanh, nhưng thực tế không phải ai cũng biết quản trị được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu. Trong nội dung dưới đây, SSBM Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn đọc các chuyên ngành của quản trị kinh doanh trong hệ thống giáo dục hiện nay.
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học đa ngành, bao gồm các lĩnh vực như kế toán, tài chính, quản trị nhân sự, tiếp thị, quản lý hoạt động và chiến lược. Mục tiêu của ngành đào tạo này là giúp sinh viên nắm bắt các kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành các tổ chức kinh doanh hiệu quả và bền vững.
Ngành quản trị kinh doanh cũng mở ra cho người học nhiều cơ hội nghề nghiệp trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau (như ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, giáo dục, chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận…) và các vị trí trong phòng ban khác nhau (kinh doanh, nhân sự, marketing…).
Chính vì đó, sinh viên mong muốn theo học các chuyên ngành của quản trị kinh doanh cần phải có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm và sáng tạo. Cùng với đó, ý thức trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường kinh doanh đa dạng và thay đổi liên tục cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.
Hiện nay, các chương trình đào tạo đại học và cao học về quản trị kinh doanh thường phân chuyên ngành như sau:
Là một trong các chuyên ngành của quản trị kinh doanh mang tính chất bao quát nhất, chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp thường bao gồm các môn học cơ bản về kinh tế, kế toán, tài chính, marketing, nhân sự, chiến lược và pháp luật kinh doanh.
Mục tiêu đầu ra của quản trị kinh doanh tổng hợp là chuẩn bị cho sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ sản xuất, dịch vụ, bán lẻ đến tài chính - ngân hàng và viễn thông, công nghệ.
Người học chuyên ngành này cần phải tập trung vào việc phát triển các năng lực quản lý như lãnh đạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, đàm phán và làm việc nhóm thông qua tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, dự án, hội thảo và cuộc thi kinh doanh.
Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp chủ yếu đào tạo các kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của một tổ chức kinh doanh, bao gồm nhiều hướng chuyên sâu như quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị chiến lược và quản trị dự án hoặc khởi nghiệp.
Sinh viên theo học quản trị doanh nghiệp cần nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế, toán học, thống kê và tin học song song với các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.
Giống với hầu hết các chuyên ngành của quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp là ngành đào tạo được nhiều công ty săn đón, từ các công ty nội địa đến đa quốc gia, tổ chức phi lợi nhuận và cả các cơ quan chính phủ.
Chuyên ngành quản trị khách sạn và du lịch trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng về quản lý, tổ chức, vận hành, quảng bá và phân phối các sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Chuyên ngành này đòi hỏi người học phải có kỹ năng giao tiếp, hòa đồng, kiên nhẫn, dịch vụ khách hàng xuất sắc, cũng như khả năng sáng tạo, linh hoạt và giải quyết vấn đề.
Cơ hội nghề nghiệp liên quan đến chuyên ngành quản trị khách sạn và du lịch đã thể hiện rõ trong tên gọi của nó, chủ yếu trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý khách sạn, resort, nhà hàng, công ty du lịch, tổ chức sự kiện hoặc truyền thông du lịch…
Chuyên ngành quản trị logistics là một chuyên ngành đào tạo về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc quản lý và điều phối các hoạt động logistics trong doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.
Quản trị logistics là một trong các chuyên ngành của quản trị kinh doanh, do đó cơ hội việc làm cũng vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, cử nhân chuyên ngành quản trị logistics có thể lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp logistics và vận tải, hoặc trong bộ phận quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để có thể phát huy tối đa năng lực làm việc.
Chuyên ngành quản trị khởi nghiệp là một trong các chuyên ngành của quản trị kinh doanh nhằm mục đích đào tạo sinh viên có kiến thức và kỹ năng để thành lập, vận hành và phát triển một doanh nghiệp mới.
Tương tự như quản trị kinh doanh tổng hợp, sinh viên theo học quản trị khởi nghiệp cũng cần phải học tập các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị, kế toán, tài chính, marketing, nhân sự và pháp luật. Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động thực tế như tham dự các cuộc thi khởi nghiệp hay thực tập tại các công ty là điều cần thiết.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là một cử nhân chuyên ngành quản trị khởi nghiệp sẽ có am hiểu sâu sắc về quy trình khởi nghiệp, phân tích cơ hội kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, quản lý rủi ro và chiến lược cạnh tranh.
Người học chuyên ngành quản trị marketing cần phải nắm vững các nguyên lý cơ bản của marketing, như nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xây dựng chiến lược marketing mix, từ thiết kế sản phẩm và dịch vụ đến giá cả, phân phối và truyền thông.
Ngày nay, bên cạnh marketing truyền thống, thì lĩnh vực digital marketing hay còn gọi là marketing kỹ thuật số cũng đang phát triển mạnh mẽ. Do đó, cử nhân chuyên ngành quản trị marketing có thể tham gia làm việc trong đa dạng các lĩnh vực như: Tư vấn và nghiên cứu marketing; Quản trị và phát triển thương hiệu; Marketing tổng hợp; Quản trị quan hệ khách hàng; Truyền thông quảng cáo hoặc Tổ chức sự kiện…
Tổng kết lại, quản trị kinh doanh là một ngành học rộng lớn và đa dạng. Mỗi chuyên ngành trong quản trị đều có những kiến thức và kỹ năng vừa tương đồng vừa đặc trưng, do đó yêu cầu đối với người học cũng khác nhau. SSBM Việt Nam mong rằng nội dung bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về các chuyên ngành của quản trị kinh doanh, giúp cho con đường học tập càng thêm thuận lợi.
Xem thêm:
Link nội dung: https://giaitri.edu.vn/cac-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh-a78709.html