Phân biệt PR và quảng cáo trong marketing
1- Khái niệm Quảng cáo, PR
1.1- Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là hình thức truyền thông một chiều có trả phí. Mục tiêu của việc quảng cáo là thu hút sự chú ý của công chúng đối với các sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc bất kỳ thứ nào khác.Trong khi đó, các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo qua các p...
1.2- Khái niệm PR
PR hay còn được gọi là “Quan hệ công chúng” là một công cụ giao tiếp chiến lược của các doanh nghiệp. PR sử dụng các kênh truyền thông khác nhau để tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực giữa công ty và các đối tượng công chúng khác nhau. Bản chất của ...
2- Vai trò của PR trong truyền thông marketing
>>> PR Manager là gì? Nhiệm vụ, vai trò của PR Manager? Vai trò chính của PR trong truyền thông marketing là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp về sản phẩm, công ty đến khách hàng cũng như các nhóm đối tượng công chúng khác của họ.Khi c...
3- Sự khác nhau giữa PR và quảng cáo
Khi tìm hiểu quảng cáo và PR là gì bạn sẽ thấy hai hình thức này đều là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá hàng hóa, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp đến công chúng mục tiêu. Từ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng các ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng công chúng, cũng như củng cố niềm tin và thúc đẩy các hành động có lợi cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nhầm lẫn giữa quảng cáo và PR. Bởi chúng là những hình thức truyền thông hoàn toàn khác nhau. >>> Telesales là gì? Mô tả công việc của một TelesalesBạn có thể dựa trên những điểm khác nhau giữa quảng cáo và PR sau đây để phân biệt được hai hình thức này:
3.1- Các hoạt động chính
PR bao gồm các hoạt động: thông cáo báo chí, sự kiện kinh doanh, các buổi talkshow, trò chuyện, quan hệ truyền thông, tài trợ và hợp tác trong các dự án, sự kiện.Quảng cáo bao gồm các hoạt động: quảng cáo trên truyền hình, radio, email marketing, bảng hiệu quảng cáo, quảng cáo trên social media.
3.2- Đối tượng tiếp cận
Đối tượng tiếp cận của quảng cáo là khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu nhằm biến họ từ không có nhu cầu thành có nhu cầu và thúc đẩy người có nhu cầu với sản phẩm ra quyết định mua hàng.Còn đối tượng tiếp cận của PR là các cơ quan báo chí, truyền thông, cơ quan chính phủ, cổ đông, nhà đầu tư và các bên khác. Tức là đối tượng PR tiếp cận có thể không phải là người trực tiếp mua sản phẩm.
3.3- Tính sáng tạo
Đối với hình thức quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền nên họ có thể tuỳ ý sáng tạo các nội dung, hình ảnh được đăng lên. Sau đó các nội dung này sẽ được đăng tải nguyên bản lên các phương tiện truyền thông.Với PR, các đơn vị báo chí có thể không đưa các nội dung của bạn lên trang báo của họ nếu họ cảm thấy không phù hợp. Hơn nữa, họ cũng có quyền chỉnh sửa rất lớn với các nội dung của bạn.
3.4- Chi phí
Với quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí nhất định phụ thuộc vào hình thức quảng cáo đã chọn. Đổi lại họ có thể nắm bắt chính xác thời gian phát sóng hay xuất bản.Trong khi đó, người làm PR cần khéo léo để báo chí nhắc đến các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Nói cách khác PR là một hình thức không cần trả phí.
3.5- Văn phong
Trong quảng cáo văn phong được sử dụng vô cùng linh hoạt, đa dạng. Tuỳ thuộc vào từng ngành hàng và mục đích quảng cáo mà người viết sẽ điều chỉnh văn phong cho phù hợp. Đôi khi có thể vui vẻ, hài hước. Nhưng có khi lại thẳng thắn, rõ ràng. Khi nói đến quảng cáo chúng ta sẽ nghĩ đến sự trực tiếp hoặc lời kêu gọi hành động ngay lập tức.Trong khi đó, PR hướng đến việc xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu nên văn phong thường mang sự sang trọng, chuyên nghiệp. Thông thường các bài viết PR sẽ khá dài và có tính logic cao để giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm một cách tự nhiên nhất. Nói chung, các bài PR cần đáp ứng được tính nghiêm túc và chuẩn mực ở mức cao.
3.6- Hình thức kết nối
Quảng cáo là hình thức độc thoại, một chiều. Người thực hiện quảng cáo có toàn quyền kiểm soát quảng cáo về nội dung, thời gian và những gì được hiển thị.Trong khi đó, PR là quá trình mang tính hai chiều. Với hình thức này doanh nghiệp sẽ lắng nghe và phản hồi lại với công chúng.
3.7- Độ tin cậy
Quảng cáo có độ tin cậy không lớn bằng PR. Vì quảng cáo do chính doanh nghiệp phát hành. Khi xem quảng cáo, công chúng có thể biết về quảng cáo nhưng họ vẫn có nhiều hoài nghi.Còn với PR công ty có thể đưa ra câu chuyện của mình nhưng không có quyền kiểm soát. Các phương tiện truyền thông có thể sử dụng câu chuyện đó hoặc không. Vì được sự xác nhận từ bên thứ ba nên PR có độ tin cậy cao hơn với công chúng.
3.8- Thời gian xuất hiện
Với quảng cáo, doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động về thời gian và số lần xuất hiện. Chỉ cần trả tiền doanh nghiệp sẽ nắm chắc được thời gian và lịch trình phát sóng. Trong khi đó, các bài PR chỉ có thể xuất hiện một lần. Bạn có thể xem ví dụ về các bài thông cáo báo chí hay giới thiệu sản phẩm để thấy rõ điều này. Nói cách khác, vòng đời của PR thường ngắn hơn quảng cáo rất nhiều.
3.9- Quyền kiểm soát
Khi thực hiện việc quảng cáo, doanh nghiệp sẽ có toàn quyền kiểm soát với quảng cáo của mình. Tức là họ có toàn quyền quyết định thời gian, nội dung và cách thức hiển thị của quảng cáo. Còn với PR, doanh nghiệp chỉ là người đưa ra câu chuyện. Họ không có quyền kiểm soát. Các đơn vị truyền thông và đơn vị thứ ba sử dụng câu chuyện đó mới giữ quyền kiểm soát.
3.10- Bản chất
Quảng cáo là một kỹ thuật nhằm thu hút sự chú ý của công chúng với các sản phẩm, dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông.Trong khi đó, PR là một chiến lược truyền thông nhằm xây dựng mối quan hệ win-win giữa doanh nghiệp và công chúng.
3.11- Mục tiêu
Mục tiêu của việc quảng cáo là kích thích khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và tăng cường vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Còn mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp.Khi đọc đến đây chắc hẳn bạn đọc đã nhận ra sự khác nhau giữa quảng cáo và PR là gì rồi phải không nào. Tiếp theo đây hãy cùng Uptalent khám phá xem khi nào doanh nghiệp cần dùng đến PR và quảng cáo nhé.
4- Vậy khi nào thì cần dùng đến PR và quảng cáo?
PR và quảng cáo giữ những vai trò khác nhau đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai hình thức đều giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường và đạt được các mục tiêu kinh doanh.Vậy làm sao biết được khi nào cần dùng đến PR, khi nào cần dùng đến quảng cáo? >...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!